-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quy trình chế tác nhẫn
Đăng bởi Vân Anh 11/12/2018
Để chế tác ra những món trang sức tinh xảo và tuyệt đẹp, các thợ kim hoàn đã phải thực hiện tỉ mỉ từng quy trình phức tạp. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc về quá trình chế tác một chiếc nhẫn. Sau khi thấu hiểu quá trình chế tác này, tôi nghĩ các bạn có thể thấy rõ hơn về hành trình của một chiếc nhẫn trước khi đến với hộp đựng trang sức của bạn và cảm nhận được sự quý giá của các món trang sức để thêm trân trọng chúng hơn.
Lên khuôn Sau khi hoàn tất việc thiết kế mẫu, quá trình chế tác nhẫn bắt đầu. Có nhiều cách để chế tác ra một chiếc nhẫn. Phổ biến nhất là quy trình đúc chảy khuôn sáp. Theo quy trình này, sáp được sử dụng để tiến hành chạm khắc thành mẫu.
Chạm trổ sáp Mô hình sáp được chạm khắc, cắt gọt bằng tay (có sử dụng mô phỏng trên máy vi tính). Việc này đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn để có thể chạm khắc các tỉ lệ chính xác như vật mẫu và tạo thành khuôn chuẩn cuối cùng.
Trồng cây thông Khi mẫu sáp đã được chạm khắc xong, mẫu sẽ được gắn lên cây thông. Phần thân cây thông sẽ trở thành đường dẫn để kim loại lỏng chảy vào khuôn nhẫn ở bước đổ khuôn.
Đổ Thạch cao Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ được rót đầy thạch cao. Sau đó, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.
Đun chảy kim loại Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
Đổ khuôn nhẫn Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
Hoàn thiện sản phẩm thô Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của chiếc nhẫn. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác nhẫn, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
Gắn đá Sau khi phần thân nhẫn đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên nhẫn.
Đánh bóng nhẫn Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng chiếc nhẫn.
Kiểm tra chất lượng Mỗi chiếc nhẫn được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho chiếc nhẫn.
Hoàn thành! Chiếc nhẫn cuối cùng cũng hoàn thành và sẵn sàng chờ đợi chủ nhân yêu quý!
Hy vọng bài viết trên bổ ích với quý khách hàng!
Chia sẻ:
Các tin khác
- Bạc 925, S925, S950, S999, Bạc Ý, Bạc Thái, Bạc Ta là gì? Cách phân biệt các loại bạc, cái nào tốt hơn? 16/11/2024
- Bát Nhã Tâm Kinh và câu chuyện ý nghĩa về giáo lý Phật pháp 20/05/2024
- Nhẫn bạc mạ vàng sẽ như thế nào ? 21/04/2023
- Quy Trình Xóa Chữ Và Làm Bóng Nhẫn Bạc Hiểu Minh 18/04/2023
- Đo size nhẫn và hệ quy đổi size 14/04/2023
- Công dụng thực sự của Bạc mà nhiều người đeo Trang Sức chưa biết? 07/01/2023
- Sô Y Tiết tin tưởng và mua các sản phẩm BẠC HIỂU MINH 21/12/2022